Những ảnh hưởng do chất ô nhiễm trong nước thải xi mạ gây ra là gì ?
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người:
Các chất độc hại trong nước thải xi mạ nếu không được xử lý mà xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường thì sau một thời gian sẽ ngấm vào đất và nước ngầm, theo chuỗi thức ăn thâm nhập vào cơ thể con người cũng như sinh vật ở vùng lân cận gây nhiễm độc mãn tính.
Crom và hợp chất của crom có thể làm tổn thương bề mặt da, làm loét niêm mạc, mũi, làm thùng phần sụn của vách mũi, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gan, thận và tim mạch. Cr6+ độc hơn Cr3+ vì khả năng hấp thụ của nó trong cơ thể cao hơn. Và nếu con người tiếp xúc với muối cromat một thời gian dài có thể gây ra bệnh ung thư phổi.
Niken và hợp chất của niken gây bệnh viêm da, đặc biệt là môi trường ẩm và nhiệt độ cao.
Kẽm và hợp chất của kẽm nói chung là ít độc. Khi nuốt phải muối kẽm có thể gây ra ói mửa. Khi tiếp xúc nhiều với muối ZnCl2có thể gây lở loét ngón tay, bán tay, cánh tay.
Đồng và các hợp chất của đồng có thể gây kích thích nhẹ hoặc gây dị ứng nhẹ. Muối đồng gây ngứa da và kết mạc. Oxit đồng hóa trị 1 còn gây kích thích ngứa mắt và đường hô hấp. Những người thường xuyên tiếp xúc với các hợp chất của đồng thường mắc phải hiện tượng mất màu da. Người uống phải đồng sunfat sẽ bị ói mửa, choáng, co giật và nếu nặng có thể tử vong..
Hãy gọi ngay đến hotline:0933565116(Ms phu )
Hãy gọi ngay đến hotline:0933565116(Ms phu )
- Ảnh hưởng ô nhiễm nước mặt và nước ngầm :
Việc thải bỏ nước thải xi mạ trực tiếp vào nguồn mà không qua hệ thống xử lý có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự có mặt của các ion kim loại độc trong lòng đất, trong nước ngầm, nước bề mặt và ảnh hưởng tới sức khỏe công đồng, hệ sinh thái thủy sinh vật và chất lượng nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất của con người.
- Ảnh hưởng đến việc xử lý nước thải
Nước thải của ngành công nghiệp xi mạ có hại đến quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Các kim loại nặng độc hại như Cr6+, Zn2+,… axit, kiềm là các tác nhân giết chết vi sinh vật trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.
Nhận xét: Lượng nước thải của ngành xi mạ không phải là lớn so với các ngành công nghiệp khác như nước thải của ngành công nghiệp giấy, dệt,… song thành phần và nồng độ các chất độc hai trong đó khá lớn. Hơn nữa các hóa chất độc hại này lại có những biến thiên hết sức phức tạp và phụ thuộc vào quy trình công nghệ cũng như từng công đoạn trong quy trình đó. Vì vậy, muốn xử lý đạt hiệu quả cao thì chúng ta cần phải thu gom, tách dòng theo từng công doạn, từng trường hợp cụ thể và lựa chọn phương án xử lý thích hợp.
Đề xuất hệ thống xử lý nước thải xi mạ
Thuyết minh hệ thống xử lý nước thải xi mạ
Dòng nước thải trong ngành sản xuất xi mạ được tách ra thành các dòng thải riêng biệt để xử lý theo từng tính chất của nguồn thải.
Dòng nước thải có chứa kim loại crom được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô có trong nước thải rồi dẫn qua bể lắng cát để lắng các hạt cát, đất có kích thước lớn hơn 2mm trước khi đưa về hệ thống xử lý. Sau đó, nước thải xi mạ chứa kim loại crom được đưa về bể điều hòa để ổn định lại lưu lượng và nồng độ chất thải trong nước thải trước khi được đưa về bể oxi hóa – khử để khử kim loại Cr6+ xuống thành Cr3+ ít độc hại hơn trước khi đưa về bể keo tụ để tạo kết tủa crom.
Dòng nước thải có chứa kim loại niken được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô có trong nước thải rồi dẫn qua bể lắng cát để lắng các hạt đất, cát có trong nước thải. Nước thải xi mạ chứa kim loại niken sau đó được đưa về bể điều hòa để ổn định nồng độ và lưu lượng nước thải. Sau đó, nước thải được đưa về bể keo tụ tạo bông để tạo bông cặn kết tủa niken.
Dòng nước thải có chứa Cyanua được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô có kích thước lớn trong nước thải rồi dẫn qua bể lắng cát để lắng các hạt đất cát có trong nước thải. Sau đó, nước thải xi mạ chứa cyanua được đưa vể bể điều hòa để ổn định lại lưu lượng và nồng độ chất thải rồi dẫn về bể oxi hóa – khử để oxy hóa cyanua trong nước thải. Thường dùng các chất oxy hóa như Clo, NaOCl, CaOCl2, thuốc tím KmnO4.H2O2 hoặc FeSO4.7H2O để biến CN– thành một hợp chất canh berlin hay xanh pruxo không tan và không độc.
Dòng thải có chứa kim loại kẽm được dẫn qua song chắn rác để loại các rác thô có kích thước lớn trong nước thải rồi được dẫn qua bể lắng cát để lắng hạt cát có kích thước lớn hơn 2mm. Nước thải xi mạ chứa kim loại kẽm sau đó được đưa về bể điều hòa để ổn định lại nồng độ và lưu lương nước thải rồi được đưa về bể keo tụ để tạo kết tủa kẽm.
Nước thải xi mạ sau khi ra khỏi bể keo tụ tạo bông được dẫn về bể lắng để lắng bông cặn kết tủa đã được hình thành dưới tác dụng của quá trình trọng lực. Phần bùn cặn sau lắng được đưa về bể chứa bùn để đem đi xử lý. Phần nước trong sau lắng theo máng thu nước chảy về bể trung hòa để điều chỉnh lại độ pH của nước thải trước khi xả thải ra ngoài nguồn tiếp nhận. Nước thải đầu ra sau xử lý đạt quy chuẩn xả thải cho phép theo QCVN40:2011/BTNMT
Hãy gọi ngay đến hotline:0933565116(Ms phu ) để được tư vấn cụ thể nhé !
CÔNG TY CỔ PHẦN
TM DV KT CAO NAM PHÁT
Số 46, Đường 22, Bình Chiểu, Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Số 93, Đường DT 743C, Đông Tân, Dĩ An, Bình Dương.
Email: Kd3.caonamphat@gmail.com
Số 46, Đường 22, Bình Chiểu, Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Số 93, Đường DT 743C, Đông Tân, Dĩ An, Bình Dương.
Email: Kd3.caonamphat@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét