Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

Hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm tại Long An


Hệ thống xử lý nước thải chế biến thựcphẩm
1.
 Đặc trưng nước thải chế biến thực phẩm:



Nước thải chế biến thực phẩm là nước thải từ các nhà máy như: sản xuất mì tôm, sản xuất cháo dinh dưỡng, sản xuất thức ăn nhanh, sữa và các sản phẩm từ sữa, bia, dầu thực vật, chế biến thịt thuỷ sản, chế biến đồ hộp…


Nước thải chế biến thực phẩm với đặc trưng là hàm lượng BOD cao (chất ô nhiễm hữu cơ có thể phân hủy bằng sinh học) gấp 15 đến 20 lần Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Hàm lượng COD gấp hơn 10 - 20 lần. Hàm lượng cặn lơ lửng, dầu mỡ và nitơ cao.


HOTLINE:0933565116(Ms PHU)


2. Quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến thực phẩm: 


Sử dụng công nghệ xử lý sinh học hiếu khí dính bám trong xử lý nước thải chế biến thực phẩm là hợp lý nhất, nhanh chóng, tiện lợi và đạt hiệu quả cao.
Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm


Nước thải chế biến thực phẩm theo mạng lưới thu gom chảy vào hố thu của hệ thống xử lý. Tại đây, để bảo vệ thiết bị, hệ thống đường ống … song chắn rác thô được lắp đặt để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải. Sau đó nước thải sẽ được bơm lên bể điều hòa.
Tại bể điều hòa, hệ thống sục khí sẽ hòa trộn đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn và sinh mùi. Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, tránh “shock” tải… đảm bảo cho các công trình phía sau hoạt động ổn định.
Nước thải sau khi qua bể điều hòa sẽ được bơm qua bể xử lý sinh hoc dính bám với giá thể lơ lửng. Trong bể MBBR được thiết kế hệ thống xử lý nước thải đem lại kết quả cao nhất: diện tích nhỏ, khả năng xử lý triệt để ô nhiễm, dễ dàng tăng công suất mà không cần xây dựng thêm hệ thống. Khi cần tăng công suất lên 10-30% chỉ cần thêm giá thể vào bể là được.
Kỹ thuật dạng màng vi sinh chuyển động dựa vào giá thể vi sinh lưu động (Mutag Biochip) là bước tiến lớn của kỹ thuật xử lý nước thải. Giá thể này có dạng tròn hoặc paraboloid với diện tích tiếp xúc đáng nể:3000 m2/m3. Nhờ vậy sự trao đổi chất, nitrat hóa diễn ra nhanh nhờ vào mật độ vi sinh lớn tập trung trong giá thể lưu động. Vi sinh được di động khắp nơi trong bể, lúc xuống lúc lên xuống, lúc trái lúc phải trong “ngôi nhà” giá thể lưu động. Lượng khí cấp cho quá trình xử lý hiếu khí đủ để giá thể lưu động vì giá thể nhẹ, xấp xỉ khối lượng riêng của nước.
Sau khi trải qua giai đoạn xử lý ở bể MBBR, nước thải sẽ được tiến hành xử lý bằng phương pháp sinh học tiếp theo - bể ASP .Trong bể sinh học hiếu khí, các vi khuẩn hiếu khí (bùn hoạt tính) phân hủy các chất hữu cơ (chủ yếu là chác chất hữu cơ hòa tan). Oxy được cung cấp vào bể nhằm tạo điều kiện cho quá trình phân hủy sinh học các hợp chất hữu cơ. Đồng thời làm tăng sinh khối của bùn hoạt tính, giúp cho quá trình lắng bùn hiệu quả hơn. Sau khi tiến hành quá trình xử lý sinh học, phần lớn các chất hữu cơ (COD, BOD) có trong nước thải được loại bỏ. Nước thải rời khỏi bể thổi khí được dẫn qua bể lắng thứ cấp để tiến hành quá trình tách nước và bùn
Sau khi qua bể sinh học dính bám nước thải sẽ được dẫn qua bể lắng II, lắng II có nhiệm vụ lắng các bông cặn hình thành ở bể sinh hoc. Nước sạch sẽ được khử trùng ngay trên đường ống để loại bỏ vi khuẩn trước khi. Được xả vào nguồn tiếp nhận, bùn ở bể chứa bùn được lưu trữ, sau đó được các cơ quan chức năng thu gom và xử lý theo quy định.
HOTLINE:0933565116(Ms PHU)

CÔNG TY CỔ PHẦN TM DV KT CAO NAM PHÁT
Số 46, Đường 22, Bình Chiểu, Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Số 93, Đường DT 743C, Đông Tân, Dĩ An, Bình Dương.
Email: 
Kd3.caonamphat@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét