1. MÙI VỊ
- Nước giếng ngầm: mùi trứng thối là do có khí H2S, kết quả của quá trình phân hủy của các chất hữu cơ trong lòng đất và hòa tan vào mạch nước ngầm; mùi tanh do có sự xuất hiện của sắt và mangan.
- Nước mặt (sông, suối, ao hồ): mùi tanh của tảo là do sự xuất hiện của các loại tảo và các loại vi sinh vật. Trong trường hợp này nước thường có màu xanh.
- Nước máy (nước thủy cục): mùi hóa chất khử trùng (Clo) còn dư lại trong nguồn nước.
Mùi vị khác lạ sẽ gây cảm giác khó chịu khi dùng nước. Tùy theo loại mùi vị mà có cách (keyword{xử lý nước})xử lý nước cho phù hợp như dùng hóa chất diệt tảo trong ao hồ, keo tụ lắng lọc, hấp phụ bằng than hoạt tính...
2. MÀU
- Màu vàng của hợp chất sắt và mangan.
- Màu xanh của tảo, hợp chất hữu cơ.
Nước có độ màu cao thường gây khó chịu về mặt cảm quan. Với các quy trình xử lý như sục khí Ozone, clo hóa sơ bộ, keo tụ, lắng lọc có thể làm giảm độ màu của nước. Cần lưu ý khi nguồn nước có màu do hợp chất hữu cơ, việc sử dụng clo có thể tạo ra chất mới là Trihalomethane có khả năng gây ung thư.
3. PH
Nguồn nước có pH > 7 thường chứa nhiều Ion nhóm carbonate và bicarbonate (do chảy qua nhiều tầng đất đá). Nguồn nước có pH thấp có thể gây hư men răng.
Hiện nay, chưa có bằng chứng cụ thể nào liên quan giữa độ PH và sức khỏe của người sử dụng. Theo tiêu chuẩn, pH của nước sử dụng cho sinh hoạt là 6.0 - 8.5 và nước uống pH 6.5 - 8.5. Tuy nhiên các loại nước ngọt có gas có pH từ 2.0 - 4.0. Các loại thực phẩm thường có pH 2.9 - 3.3.
Giá trị pH của nước có liên quan đến tính ăn mòn thiết bị, đường ống dẫn nước và dụng cụ chứa nước. Đặc biệt trong môi trường pH thấp, khả năng khử trùng của clo sẽ mạnh hơn. Tuy nhiên khi pH > 8.5, nếu trong nước có hợp chất hữu cơ thì việc khử trùng bằng Clo dể tạo thành hợp chất Trihalomethane gây ung thư.
4. ĐỘ ĐỤC
Độ đục là đại lượng đo hàm lượng chất lơ lửng trong nước, thường do sự hiện diện của chất keo, sét, tảo và vi sinh vật.
Nước đục gây khó chịu về mặt cảm quan, ngoài ra còn có khả năng nhiễm vi sinh. Tiêu chuẩn nước sạch quy định độ đục nhỏ hơn 5NTU, nhưng giới hạn tối đa của nước uống chỉ là 2NTU. Các quy trình xử lý như keo tụ, lắng, lọc góp phần làm giảm độ đục của nước.
5. ĐỘ KIỀM
Độ kiềm của nước là do các Ion bicarbonate, carbonate và hydroxide tạo nên. Trong thành phần hóa học của nước, độ kiềm có liên quan đến các chỉ tiêu khác như pH, độ cứng và tổng hàm lượng khoáng. Việc xác định độ kiềm của nước giúp cho việc định lượng hóa chất trong quá trình keo tụ, làm mềm nước cũng như xử lý chống ăn mòn. Hiện nay chưa có bằng chứng liên quan giữa độ kiềm và sức khỏe của người sử dụng. Thông thường nước dùng cho ăn uống có độ kiềm thấp hơn 100mg/l.
6. ĐỘ CỨNG
Độ cứng là đại lượng do tổng các cation đa hóa trị có trong nước, nhiều nhất là Ion canxi và magie. Nước mặt thường không có độ cứng cao như nước ngầm. Hiện nay tùy theo độ cứng của nước người ta chia thành các loại sau:
- Độ cứng = 0 - 50mg/l => nước mềm.
- Độ cứng = 50 - 150mg/l => nước hơi cứng.
- Độ cứng = 150 - 300mg/l => nước cứng.
- Độ cứng > 300mg/l => nước rất cứng.
VẬT LIỆU XỬ LÝ NƯỚC CÔNG TY CAO NAM PHÁT
Hãy liên lạc ngay với Cao Nam Phát để được tư vấn miễn phí
Hotline: 0931.775.112
CÔNG TY CỔ PHẦN TM DV KT CAO NAM PHÁT
Địa chỉ: Số 46, Đường 22, Bình Chiểu, Thủ Đức, TP HCM
VPĐD Bình Dương: Số 93, Đường DT 743C, Đông Tân, Dĩ An, Bình Dương.
VPĐD Huế: Km 26, QL 1A, Đông Lâm, Phong An, Phong Điền, Thừa Thiên Huế
Lĩnh Vực hoạt động:
- Cung cấp máy lọc nước tinh khiết RO: RO gia đình, RO bán công nghiệp, RO công nghiệp
- Cung cấp máy lọc nước nóng nguội: 2 vòi, 3 vòi, 4 vòi, 6 vòi
- Sửa chữa, cung cấp thiết bị lọc
- Xử lí nước thải: y tế, sinh hoạt, công nghiệp
- Xử lí nước sinh hoạt: Xử lý nước giếng khoan- Nước uống tinh khiết: chai 350ml, chai 500ml, bình 19-20 lít
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét