Xử lý nước thải bệnh viện - phòng khám là 1 trong những khâu quan trọng trong chuỗi những giải pháp bảo vệ môi trường nhằm tránh được những tác động xấu của chất thải y tế, nước thải bệnh viện, rác thải… đối với môi trường và cuộc sống con người. Bởi vậy cho nên xử lý nước thải bệnh viện đã và đang nhận được sự quan tâm lớn của xã hội. Việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải bệnh viện hợp lí, tiết kiệm diện tích, chi phí, đảm bảo chất lượng đầu ra chính là một vấn đề hết sức quan trọng. Để nắm rõ hơn về quy trình xử lý nước thải bệnh viện và các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện hay được áp dụng cho các các bệnh viện , phòng khám lớn nhỏ tại tphcm...… mời các bạn tham khảo bài viết bên dưới
NGUỒN PHÁT SINH NƯỚC THẢI Y TẾ (BỆNH VIỆN - PHÒNG KHÁM)
Nguồn phát sinh nước thải y tế (bệnh viện, phòng khám) đến từ nhiều hoạt động khác nhau, có thể phân loại thành 2 nguồn chính:
- Nước thải sinh hoạt: từ các hoạt động vệ sinh, tắm rửa, giặt giũ của cán bộ, nhân viên bệnh viện, thân nhân và bệnh nhân, các hoạt động lau dọn phòng ốc…
- Nước thải y tế: từ các hoạt động khám chữa bệnh, tiểu phẫu, phẫu thuật, xét nghiệm, dịch tiết, máu, mủ, các bộ phận loại bỏ của cơ thể, vệ sinh dụng cụ y khoa.
Nhìn chung các nguồn thải trên đều mang mầm bệnh rất lớn và khả năng lây nhiễm rất cao cho con người và môi trường xung quanh. Do vậy việc thu gom và xử lý triệt để nước thải bệnh viện là việc làm hết sức cần thiết ở mỗi quốc gia.
THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI Y TẾ (BỆNH VIỆN - PHÒNG KHÁM)
Nước thải y tế (bệnh viện - phòng khám) mang một lượng lớn vi khuẩn gây bệnh, kháng sinh từ y tế, do đó việc xả thải ra môi trường khi chưa được xử lý triệt để sẽ gây lây nhiễm các mầm bệnh vào hệ sinh thái, môi trường đất, nước gây dịch bệnh khó kiểm soát cho cộng đồng và mất cân bằng sinh thái.
Các thành phần chính của nước thải y tế (bệnh viện - phòng khám) như:
- Các chất hữu cơ;Các chất dinh dưỡng;Các chất rắn lơ lửng;Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại kí sinh trùng, amip, nấm…
- Các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh;
- Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ.
Ngoài ra, nước thải y tế (bệnh viện - phòng khám) còn chứa một số các thành phần ô nhiễm khác thể hiện ở bảng sau:
CƠ SỞ THIẾT KẾ VÀ MÔ TẢ CÔNG NGHỆ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN - PHÒNG KHÁM
Việc đề xuất và lựa chọn phương án thiết kế, kết hợp giữa xây dựng qui trình vận hành hợp lý cùng với phương án công nghệ đã được lựa chọn sẽ đóng vai trò quyết định trong sự thành công của dự án. Gồm các vấn đề chính như sau:
Thông số thiết kế
Sơ lược các phương án thiết kế và đề xuất công nghệ xử lý
Phương án xây dựng cho hệ thống xử lý nước thải
a. Thông số kỹ thuật
Để thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện cần dựa vào các thông số sau:
- Lưu lượng nước thải.
- Thành phần nước thải.
b. Lưu Lượng Nước Thải
Dựa vào:
- Lưu lượng trung bình nước thải
- Lưu lượng cao nhất
- Thời gian hoạt động của hệ thống
c. Mức Độ Yêu Cầu Xử Lý
Mức độ yêu cầu xử lý nước thải của hệ thống phụ thuộc vào mục đích nguồn tiếp nhận. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải của QCVN 28:2010/ BTNMT mức A.
Với đội ngũ kỹ sư, nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải chúng tôi đảm bảo quá trình thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Tất cả vì mục tiêu xây dựng hệ thống với chi phí thấp nhất, thiết bị xử lý tốt nhất, thời gian thi công nhanh chóng và đảm bảo chất lượng nước đầu ra cho các bệnh viện, phòng khám tại tphcm
Hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0933 565 116 - Mr. Ngọc để được tư vấn miễn phí giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn
Hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0933 565 116 - Mr. Ngọc để được tư vấn miễn phí giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét